Tỏi ngâm mật ong là bài thuốc nhiều công dụng để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh lý thông thường. Thế nhưng tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì, cách ngâm tỏi với mật ong và lưu gì khi dùng tỏi ngâm mật ong thì không phải ai cũng biết.
Hãy dành chút thời gian để tìm hiểu về công dụng, cách làm và cách dùng tỏi ngâm mật ong đúng cách nhé.
1 Thành phần, công dụng của tỏi và mật ong
Tỏi và mật ong là hai loại nguyên liệu tự nhiên cực kỳ phổ biến trong đời sống, thường được dùng để tăng hương vị cho món ăn, hỗ trợ trị ho, cảm lạnh… Riêng mật ong còn được dùng để làm đẹp, hỗ trợ giảm cân, làm lành vết thương, điều hòa đường huyết. Các thành phần của tỏi và mật ong gắn liền với công dụng của chúng cụ thể như sau:
1. Thành phần công dụng của tỏi
Tỏi là loại gia vị có mặt trong hầu hết nhà bếp của người Việt, không chỉ có tác dụng tăng hương vị món ăn mà còn rất giàu dinh dưỡng và có thể hỗ trợ phòng, điều trị nhiều bệnh.
Theo các nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 150g calo, g carbohydrates, 6.36g protein và các dưỡng chất khác như sắt, magie, mangan, canxi, photpho, vitamin nhóm B… Tỏi có hàm lượng selen và germanium cao, đặc biệt, hàm lượng germanium này còn cao hơn nhiều so với các dược liệu như trà đỏ, nhân sâm, trà xanh…
Germanium là chất giúp tăng cường tế bào oxy tăng gấp 1,5 thậm chí gấp 2 lần bình thường giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, chất này còn giúp tăng cường lưu thông máu, giải phóng các nguồn năng lượng xấu ra khỏi cơ thể, bảo vệ tế bào hồng cầu, làm nền tảng cho khả năng phục hồi và cải thiện sức khỏe.
Đặc biệt, tỏi còn giàu allicin, một hợp chất phytonutrient có trong tỏi, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy, có khả năng chống nhiễm trùng, chống lão hóa, tốt cho sức khỏe tim mạch. Allicin không có trong tỏi tươi mà chỉ có tiền chất của allicin là alliin. Chỉ khi tỏi được băm nhuyễn thì các enzyme trong tỏi mới được kích hoạt làm allin chuyển đổi thành allicin. Nếu tỏi bị đốt cháy quá mức thì lượng allicin trong tỏi sẽ giảm đáng kể.
2. Thành phần công dụng của mật ong
Như đã đề cập, mật ong được sử dụng rất nhiều trong đời sống, vừa có tác dụng làm tăng hương vị món ăn, vừa có hiệu quả tích cực cho việc dưỡng da trắng mịn mà còn có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý thông thường. Mật ong có đến 320 loại khác nhau, có thành phần chủ yếu là đường và các thành phần dinh dưỡng như vitamin, chất chống oxy hóa, cacbonhydrat…
Trong đó, cacbonhydrat chiến đến 82% bao gồm glucozo chiếm 31% và fructozo chiếm 38,2% và các thành phần khác như saccarozo, mantozo… Mật ong chỉ chứa 2% vitamin và khoáng chất, các vitamin gồm B2, B3, B6, B9 và các khoáng chất như magie, canxi, kẽm, sắt, photpho. Ngoài ra, mật ong cũng chứa một lượng nhỏ chất chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn.
Mật ong được xem là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho người bị suy dinh dưỡng, người tập thể dục. Đặc biệt, nó thường được sử dụng để trị ho, hen suyễn, nồng độ cholesterol cao, hỗ trợ điều trị loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP, loét miệng trong điều trị ung thư, hỗ trợ chữa tiêu chảy, làm lành vết thương sau khi cắt amidan, chữa viêm họng…
2 Tỏi ngâm mật ong có công dụng gì?
Có thể thấy, mật ong và tỏi tự bản thân đã có những công dụng riêng biệt và được sử dụng trong rất nhiều trường hợp. Chính vì có tác dụng tốt, khi kết hợp cùng nhau, chúng mang lại rất nhiều hiệu quả cho người sử dụng. Nếu bạn đang thắc mắc tỏi ngâm mật ong có công dụng gì thì dưới đây là câu trả lời cho bạn. Những công dụng của tỏi ngâm mật ong có thể kể đến như:
1. Hỗ trợ kháng khuẩn
Nói đến tác dụng của tỏi ngâm mật ong thì trước tiên phải nói đến khả năng kháng khuẩn của bộ đôi này. Tỏi và mật ong khi kết hợp với nhau có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh và nhiễm trùng liên quan đến ngộ độc thực phẩm và viêm phổi do streptococcus, aureus, staphylococcus, salmonella. Thậm chí một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nước tỏi ngâm mật ong còn có thể ngăn chặn một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn mà một số kháng sinh không thể điều trị được.
2. Kháng virus
Không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, sự kết hợp giữa mật ong và tỏi còn mang đến công dụng kháng virus, ngăn ngừa, loại bỏ sự xâm nhập của virus gây bệnh trong cơ thể. Theo nghiên cứu khoa học, một số loại mật ong có thành phần chống virus có thể nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa hỗ trợ cải thiện các vấn đề sức khỏe bắt nguồn từ virus.
3. Trị ho, viêm họng
Đây là phương pháp điều trị thay thế thuốc kháng sinh rất tốt đặc biệt phù hợp với trẻ trên 1 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. Sở dĩ tỏi ngâm mật ong có công dụng tốt trong trị ho là do trong tỏi chứa selen và allicin cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, diệt khuẩn. Trong khi đó, mật ong có thể giúp tiêu đờm giảm đau rát cổ họng, hỗ trợ phục hồi tổn thương ở niêm mạc họng.
Sự kết hợp của tỏi và mật ong sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp cải thiện tình trạng ngứa rát cổ họng, giảm tình trạng nghẹt mũi, giảm ho đáng kể. Bạn có thể sử dụng mật ong và tỏi theo nhiều cách như hấp tỏi với mật ong, hoặc để thuận tiện hơn thì nên dùng mật ong ngâm tỏi để phòng khi nhà có người bị viêm họng, ho thì có thể lấy ra dùng ngay.
4. Trị cảm cúm
Như đã đề cập, trong thành phần của tỏi và mật ong đều chứa chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, sát trùng. Không chỉ vậy, mật ong còn tốt cho tiêu hóa, tỏi giàu chất chống oxy, giúp giảm cholesterol trong máu. Do đó, tỏi có thể hỗ trợ điều trị cảm cúm, đầy bụng, nâng cao miễn dịch. Khi kết hợp với nhau, hai nguyên liệu này không chỉ giúp trị ho, viêm họng mà còn giúp cải thiện bệnh cảm cúm, chống lại nhiễm trùng ở cổ họng và miệng.
5. Chữa đau dạ dày
Tỏi tươi và tỏi đen điều có khả năng hỗ trợ chữa đau dạ dày. Tuy nhiên, do tỏi đen có chứa đường fructose, polyphenol, hợp chất sulfur hữu cơ và nhất là chất S-allyl-L-cysteine nên tác dụng chữa bệnh đau dạ dày cũng mạnh và nhanh hơn so với tỏi thường. Do tỏi đen có quy trình sản xuất khá phức tạp, mùi không hăng, vị ngọt dẻo nên có giá thường cao hơn tỏi tươi.
Dùng tỏi đen chữa bệnh là rất tốt, thế nhưng nếu không có tỏi đen bạn hoàn toàn có thể dùng tỏi tươi ngâm mật ong để chữa đau dạ dày. Mật ong có khả năng kháng viêm, tiêu viêm, hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày rất tốt.
6. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Nếu lượng cholesterol trong máu quá cao, lưu lượng tuần hoàn máu sẽ giảm do chất béo trong mạch máu tăng lên cao gây ra nguy cơ đột quỵ. Vì tỏi ngâm mật ong giàu chất chống oxy hóa và còn chứa germanium nên có tác dụng giảm mỡ máu, giải phóng lượng lớn cholesterol trong cơ thể từ đó vừa ngăn chặn đột quỵ, vừa giúp hạ huyết áp, góp phải ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách:
- Giảm cholesterol
- Ngăn ngừa chứng đông máu
- Ngăn ngừa mạch máu đông cứng
- Hạ huyết áp
Ngoài ra, trong tỏi có chứa các phân tử lưu huỳnh giúp các mạch máu đàn hồi tốt và bảo vệ tim khỏi bị hư hại.
7. Tăng cường trí nhớ
Cũng vì giàu chất chống oxy hóa và các dưỡng chất tốt cho cơ thể mà tỏi ngâm mật ong có thể giúp cân bằng hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể. Theo các nghiên cứu, chiết xuất tỏi lâu năm có chứa axit kyolic, đây là một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp bảo vệ não khỏi tình trạng hư hại do lão hóa. Đây cũng là nguyên nhân khiến tỏi ngâm mật ong có khả năng tăng cường trí nhớ, nâng cao sự tập trung cao cho nhiều người.
8. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Không chỉ giúp tăng cường trí nhớ, tỏi ngâm mật ong còn giúp điều trị tiểu đường và cao huyết áp. Cụ thể, hỗn hợp này có thể hỗ trợ khả năng bài tiết insulin trong cơ thể, giúp người bệnh có thể tự điều hòa lượng đường huyết. Mặc dù có vị ngọt nhưng hỗn hợp này là chất làm ngọt tự nhiên nên hoàn toàn lành tính, không ảnh hưởng đến đường huyết của bệnh nhân tiểu đường.
Do có khả năng hỗ trợ hạ huyết áp nên tỏi ngâm mật ong có thể giúp điều trị cao huyết á. Cao huyết áp sẽ gây ra một số vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, đau đầu, nguy cơ gây bệnh tim mạch, đột quỵ. Trong khi đó, hỗn hợp này lại giúp tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp.
9. Trị mụn trứng cá
Mật ong ngâm tỏi có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn, sát khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương, làm dịu sưng đỏ và giảm kích ứng da. Do đó, sử dụng hỗn hợp này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng hình thành mụn trứng cá. Đặc biệt, do chứa nhiều dưỡng chất nhất là chất oxi hóa, tỏi ngâm mật ong giúp mờ sẹo, làm sạch da, tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm cho da.
3 Cách làm tỏi ngâm mật ong
Tỏi ngâm mật ong mang đến cho chúng ta rất nhiều công dụng. Dưới đây là cách làm hỗn hợp này mà bạn có thể tham khảo.
Cách thực hiện:
Nguyên liệu: 100ml mật ong, 15g tỏi, tỏi nên chọn tép già, màu đẹp, không bị sâu
Bước 1: Sơ chế tỏi
Trước hết, tỏi tách tép, bỏ vỏ, chần sơ qua nước nóng để làm sạch tỏi rồi dùng dao băm nhuyễn, càng nhuyễn càng tốt. Khi lấy tỏi để làm tỏi ngâm mật ong tuyệt đối không rửa tỏi bằng nước lạnh để tránh làm hư. Có thể dùng tỏi tép để ngâm nhưng sẽ không hiệu quả bằng việc băm nhuyễn tỏi.
Bước 2: Ngâm tỏi
Chuẩn bị 1 lọ thủy tinh sạch, cho tỏi vào lọ rồi cho thêm mật ong vào, ngâm trong 2 tuần là có thể dùng được. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên ngâm tỏi trong tuần. Ngoài ra, phải để tỏi ráo nước mới ngâm mật ong vì nếu có nước, tỏi còn ẩm mà ngâm thì rất dễ bị nổi váng, hư thối gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nên dùng màng lọc ngăn cách để tránh làm tỏi nổi lên bề mặt mật ong, lúc này tỏi sẽ rất dễ hỏng.
Thành phẩm: Tỏi ngâm mật ong đúng tỷ lệ, chất lượng tốt sẽ cho mùi thơm nhẹ, mà sắc đẹp. Trong vài ngày sau khi ngâm, bạn sẽ thấy bong bóng khí được hình thành trong hũ, đây chính là dấu hiệu của quá trình lên men. Bạn có thể mở hũ mỗi ngày 1 lần để giải phóng carbon đioxit dư thừa. Nếu không thấy quá trình lên men xảy ra thì nên hòa thêm 1 – 2 thìa nước vào hỗn hợp rồi trộn đều.
Lưu ý:
- Khi ngâm, nên chọn tỏi Việt Nam là loại tép tỏi nhỏ, không đều nhau, vị cay the nồng, khi bóc cuốn tỏi đi, các tép tỏi sẽ chụm lại với nhau. Trong khi đó, tỏi Trung Quốc tép to, màu trắng vàng, mùi không thơm, vị hăng, khi bóc cuốn tỏi thì các tép tỏi sẽ xòe ra.
- Có thể dùng loại tỏi nào cũng được, tuy nhiên tỏi có vỏ màu tím vẫn tốt nhất vì hàm lượng allicin cao có thể giúp tăng đề kháng tốt
- Đối với mật ong, nên chọn mật ong rừng để đảm bảo dưỡng chất. Đặc biệt với người mắc tiểu đường nên chọn mật ong nguyên chất vì đường trong mật ong là đường tự nhiên, dễ tiêu hóa và ít ảnh hưởng đến đường huyết. Cũng có thể dùng mật ong nuôi nhưng phải đảm bảo là mật không pha, không biến chất.
- Khi ngâm, nên giữ hỗn hợp ở mức ¾ thể tích hũ và chừa lại một khoảng trống bên trên, không nên ngâm quá đầy.
- Để bảo quản tỏi ngâm mật ong lâu hơn, bạn có thể cho bình tỏi vào tủ lạnh để dùng dần.
4 Cách dùng tỏi ngâm mật ong
Nếu như bạn đã nắm được tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì, cách thực hiện ra sao thì cũng không nên bỏ qua cách dùng hỗn hợp này. Tỏi ngâm mật ong có cách dùng như sau:
- Theo các bác sĩ, liều lượng tỏi ngâm mật ong khuyến cáo dùng mỗi ngày là từ 15 – 30g. Có nhiều cách sử dụng khác nhau như pha với nước ấm uống vào buổi sáng trước khi ăn hoặc có thể dùng chung với salad trong bữa ăn để kích thích cảm giác ngon miệng lại giàu dinh dưỡng.
- Sau 14 – 20 ngày là bạn có thể sử dụng hỗn hợp này, có thể dùng liên tục trong 7 ngày vì đây là thực phẩm bổ sung, đến khi bạn cảm thấy cơ thể mình khỏe hơn thì ngưng dùng.
- Tùy vào điều kiện bảo quản là hỗn hợp dung dịch tỏi ngâm mật ong có thể dùng đến 1 năm nếu bạn để trong tủ lạnh. Đặc biệt, không được dùng nếu sản phẩm có mùi vị lạ, màu sắc khác so với ban đầu để tránh ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc có thể nhận biết như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt…
- Tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai
- Không dùng cho người mới phẫu thuật, người bị xơ gan, huyết áp thấp, rối loạn chức năng tiêu hóa hoặc dị ứng với nguyên liệu
- Người bị tiểu đường có thể dùng với lượng nhỏ, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
5 Một số lưu ý khi sử dụng tỏi ngâm mật ong
Như đã đề cập, nếu có dị ứng với mật ong hoặc tỏi, bạn không nên sử dụng hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Khi sử dụng tỏi ngâm mật ong cần lưu ý:
- Nếu dùng hàm lượng tỏi quá lớn có thể tăng nguy cơ chảy máu, gây loãng máu nên không phù hợp với người mắc chứng loãng máu, máu khó đông…
- Không sử dụng với thuốc chống đông máu vì có thể gây tương tác, các thuốc này là aspirin, clopidogrel, warfarin.
- Không tùy tiện sử dụng nếu bạn đang dùng thuốc chống virus saquinavir vì có thể gây ảnh hưởng
- Khi sử dụng mật ong, nếu dị ứng với phấn ong bạn sẽ gặp phải các phản ứng như khò khè, ho, chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi da, sưng mặt hoặc cổ họng…
- Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi dù chỉ là nếm thử vì trong mật ong chứa các bào tử vi khuẩn có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
Mật ong và tỏi là 2 nguyên liệu an toàn, dễ tìm, dễ thực hiện lại mang đến hiệu quả tích cực cho người sử dụng. Hy vọng những thông trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì, cách dùng và cách thực hiện ra sao.
Nguồn: ihs.org.vn