Mật ong rừng có đóng đường không?

Mật ong rừng có đóng đường không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn chính xác về mật ong rừng.

Đã có rất nhiều người cho rằng mật ong bị đóng đường là mật ong giả, mật ong kém chất lượng. Nhưng sự thật không phải thế, mật ong bị đóng đường chính là dấu hiệu để nhận biết mật ong chất lượng cao. Vì sao ư?

1. Mật ong rừng có đóng đường không?

CÓ: Hầu hết mật ong rừng đều bị đóng đường, đặc biệt là mật được khai thác từ tháng 3 đến tháng 5 càng dễ đóng đường khi gặp thời tiết lạnh.

KHÔNG HẲN: Đối với mật ong rừng cuối mùa, tức là những tổ ong già, ong đã ăn gần hết mật, chỉ còn sót lại 1 ít, hoặc mật khai thác cuối mùa tháng 6. Mật có màu đen sậm, mùi hơi hắc thì rất khó bị đóng đường (kết tinh), rất khó chứ không phải không thể. Khi gặp thời tiết quá lạnh, hoặc để lâu từ 2 đến 3 năm, mật ong rừng cuối mùa vẫn bị kết tinh, đóng đường bình thường.

 LOẠI MẬT ONG KHẢ NĂNG KẾT TINH
 Mật ong rừng (đầu và giữa mùa) Có kết tinh
 Mật ong rừng (cuối mùa) Rất khó kết tinh
 Mật ong hoa cúc quỳ Có kết tinh
 Mật ong hoa bạc hà Có kết tinh
 Mật ong hoa cao su Có kết tinh
 Mật ong hoa tràm Không kết tinh
 Mật ong hoa nhãn  Không kết tinh
 Mật ong hoa vải Không kết tinh
  Bảng thống kê những loại mật ong đóng đường và không đóng đường

Mật ong nào không bị kết tinh?

Những loại mật ong không kết tinh hoặc châm kết tinh là do hàm lượng đường Fructose có trong mật cao. Những loại mật ong này thường có độ ngọt sắc hơn! Vì độ ngọt của đường Fructose là cao nhất (độ ngọt của saccarozơ – Sucrose) bằng 1, của Glucose là 0,6 còn của Fructose là 1,5).

Những loại mật không bị kết tinh có thể kể đến như mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải, mật ong hoa tràm….Và mật ong đã qua xử lý công nghiệp không thể kết tinh. 

2. Vì sao mật ong rừng bị đóng đường (kết tinh)?

Mật ong rừng có đóng đường không
Mật ong rừng có đóng đường không

Mật ong nguyên chất chứa một số hỗn hợp của hai loại đường chính đó là Glucose (khoảng 31%) và Fructose (khoảng 38,5%).

Ở nhiệt độ 20 độ C hoặc thấp hơn thì dung dịch nước đường 70% sẽ bão hòa và xuất hiện kết tinh ở đáy chai.

Thực chất mật ong chính là dung dịch đường nhưng đặc hơn nhiều so với đường thông thường từ 75- 80% cho nên nó rất dễ dàng bị kết tinh. Hàm lượng đường glucose (khoảng 35-40%) bị tách nước và tạo thành dạng tinh thể hay còn gọi là mầm kết tinh.

Vì vậy mật ong nào có hàm lượng glucose càng cao thì càng dễ bị kết tinh. Bên cạnh đó, mật ong thô còn lẫn những mảnh vụn sáp, phấn hoa, bọt nhỏ cũng chính là nguyên nhân gây ra mầm kết tinh.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kết tinh của mật ong rừng

– Từ 6 – 20 độ mật ong dễ bị kết tinh nhất

– Dưới 5 độ C mật không bị kết tinh mà chỉ dẻo, đặc quánh lại

– Trên 27 độ kết tinh sẽ bị tan chảy (nếu bảo quản mật ở nhiệt độ này cũng sẽ không bị kết tinh)

Ngoài ra còn các yếu tố khác như: hàm lượng nước, lượng đường fructose, phấn hoa… như đã nói trên cũng chính là yếu tố khiến mật dễ bị kết tinh.

4. Mật ong giả hay mật ong pha đường có đóng đường không?

Mật ong pha nước đường thường loãng hơn mật ong nguyên chất nên nó ít bị kết tinh hơn, hoặc nếu nấu đặc thì sẽ có kết tinh một lớp mỏng ở đáy chai. Ngoài ra đường kết tinh của mật ong giả, pha đường sẽ đóng thành cục rất cứng và khó tan hơn loại đường kết tinh tự nhiên. Ngược lại đường kết tinh trong mật ong nguyên chất rất mịn và dễ dàng tàn ngay trong miệng, đặc biệt mùi vị cũng thanh mát hơn.

5. Cách xử lý khi mật ong bị đóng đường

Để xử lý mật ong bị kết tinh, bạn cần chuẩn bị các thứ sau:

1. Dụng cụ

  • Nước ấm, khoảng 70 độ C
  • 1 cái thau

2. Thực hiện xử lý mật ong kết tinh

  • Nếu Mật bị kết tinh dưới đáy chai: Các anh chị hãy cho chai mật ong đã bị đóng đường (kết tinh) ấy vào trong chậu, đổ nước ngập phần mật bị kết tinh.
  • Nếu Mật bị kết tinh ở giữa, ở miệng, hoặc toàn bộ chai: Đặt chai mật nằm ngang trong chậu, chú ý vặn chặt nắp. Đổ nước ngập chai. Thi thoảng xoay đều cho hơi nóng lan tỏa đều trong chai mật.

Lưu ý:

  • Sau khi nước trong chậu đã nguội mà chưa tan phần đóng đường, ta đổ nước nguội đi, thay nước nóng mới vào.
  • Sau mỗi lần thay nước, chú ý lau khô phần nắp chai. Mở nắp ra để không khí bên trong thoát bớt, rồi mới vặn chặt vào ngâm tiếp. Vì mật ong khi gặp nhiệt độ cao, mật sủi bọt, nở, tạo khí khá nhiều.
  • Tuyệt đối không đun, không sử dụng lò vi sóng, không phơi mật bị kết tinh dưới ánh nắng mặt trời.
  • Không được đun mật hoặc cho vào nước quá nóng, vì như thế sẽ làm một số men quý trong mật và vitamin sẽ bị phá hủy làm giảm giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của mật ong.

Hy vọng với những thông tin mà Mật Ong Rừng Tự Nhiên chia sẻ, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để nhận biết mật ong rừng nguyên chất, cũng như bảo quản và sử dụng mật ong thật tốt.

Nguồn tham khảo: huongsongreen.com

Về Phạm Quốc Toàn

Chào bạn, mình là Toàn, Sinh ra, lớn lên ở Bình Định. Hiện sống, làm việc tại Sài Gòn. Trang MatOngRungTuNhien.com được lập với mục đích chia sẻ chuyên về mật ong, công dụng tuyệt vời của mật ong mang lại cho sức khỏe của chúng ta và cách dùng mật ong sao cho hiệu quả nhất. Ngoài ra mình cũng cung cấp hai loại Mật Ong Hoa Cà Phê và Mật Ong Rừng Tự Nhiên với thương hiệu OdiFood. Khi mua mật ong tại trang web, mình cam kết với bạn là mật ong nguyên chất 100%. Cần mua mật ong, bạn liên hệ với Toàn qua số 0989.238.648 nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *