Nhiệt miệng ai cũng gặp phải, có thể tự khỏi sau vài ngày. Cùng Mật Ong Rừng Tự Nhiên tìm hiểu cách dùng mật ong chữa nhiệt miệng nhé!
1. Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là những vết loét nông, kích thước nhỏ ở niêm mạc miệng. Màu sắc của vết loét biến đổi dần từ trắng sang vàng.
- Thiếu vitamin B12, kẽm, axit folic, sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt (đối với nữ).
- Do căng thẳng công việc, cuộc sống.
- Đánh răng quá mạnh, sử dụng kem đánh răng/nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.
- Nhạy cảm với một vài thực phẩm như socola, các loại hạt, cà phê.
- Ăn nhiều đồ cay nóng liên tục.
2. Cách mật ong chữa nhiệt miệng
1. Bôi trực tiếp mật ong lên vết loét
Cách đơn giản, nhanh nhất và không cầu kỳ đó là bôi trực tiếp mật ong lên vết loét.
- Đầu tiên, bạn vệ sinh sạch sẽ khu vực vết loét.
- Dùng tăm bông chấm vào mật ong và thấm nhẹ nhiều lần để mật ong thẩm thấu sâu vào vết thương. Để nguyên trong khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Thực hiện 2-3 lần/ngày và duy trì trong 10 ngày liên tục thì nhiệt miệng sẽ biến mất.
2. Ngậm mật ong nguyên chất
Bạn ngậm mật ong trong khoảng 1 phút và đảo đều nhiều lần xung quanh vết loét miệng. Sau đó, súc miệng bằng nước ấm để làm sạch phần khoang miệng và lợi.
Cách thức này cần thực hiện liên tục 3-5 ngày để nhận lại kết quả tốt.
3. Kết hợp mật ong và tinh bột nghệ
Cũng giống như mật ong, tinh bột nghệ có tính kháng khuẩn và giúp lành vết thương nhanh chóng. Khi kết hợp cả 2 với nhau, hiệu quả chữa nhiệt miệng sẽ cao hơn.
Với cách chữa nhiệt miệng này, nên thực hiện khoảng 3 lần trong ngày là tốt nhất. Chỉ một thời gian ngắn, nhiệt miệng giảm đau nhức, sưng tấy rõ rệt .
3. Lưu ý khi dùng mật ong chữa nhiệt miệng
- Tuy nhiệt miệng là vấn đề sức khỏe thường gặp nhưng không nên chủ quan. Bởi dấu hiệu bất thường xuất hiện trên cơ thể có thể là sự cảnh báo ngầm cho các nguy cơ: áp xe miệng, viêm cấp.
- Để có thể chữa nhiệt miệng bằng mật ong hiệu quả và ngăn chặn chứng tái phát, cần kết hợp đầy đủ với chế độ dinh dưỡng, môi trường sống thoải mái,…
- Nếu tình trạng nhiệt miệng có dấu hiệu nặng hơn, diễn ra trong thời gian dài không khỏi thì bạn cần lựa chọn thăm khám, kiểm tra kịp thời nhé!